VẢI THUN COTTON DÀY

Trạng thái: Còn hàng
Giá mới Liên hệ

+ Tên gọi : Cotton 100%, Cotton 4 chiều, Cotton CM40

+ Khổ và mét : Khổ 1m75 - ( 1kg 3m6, 3m0, 2m7, 2m4 )

+ Kiểu dệt : Dệt Jersey với máy dệt kim tròn

+ Thành phần : 95% sợi cotton và 5% sợi Spandex

+ Co giãn : 4 chiều

+ Trọng lượng : 1 cuộn ( dao động 20 kí )

+ Co rút : dao động 2% 

+ Cầm màu : mức trung bình

+ Độ thoáng khí : Rất thoáng khí

+ Khả năng hút ẩm : Cao

+ Khả năng giữ màu in : Trung bình

+ Quốc giá sản xuất đầu tiên : Ấn độ cổ đại

+ Nhà sản xuất lớn cotton lớn nhất thế giới : Trung Quốc

+ Đối tượng sử dụng : Phù hợp may áo thun đa dạng khách hàng đa dạng các độ tuổi

+ Đặc tính : thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, khả năng co dãn lớn, màu sắc đẹp

+ Màu sắc : Update

Vải thun Phú Sang - Phú Sang Fabric

Fax : 0938037704

Fax : 0901470794




 

Cùng Vải thun Phú Sang tìm hiểu vải thun cotton là gì ?

1. Vải thun Cotton là gì ? Tên tiếng anh vải thun cotton là gì ?

Vải thun cotton (sợi bông) là vải được dệt với 100% sợi cotton tự nhiên với máy dệt kim 1 giàn, đây là loại sợi mềm và mọc đều sợi chúng mọc quấn quanh hạt của cây bông vải. Loại sợi này chủ yếu được dùng để xe chỉ sợi và dệt thành loại vải mềm thoáng khí. Đây là loại vải sợi tự nhiên được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành may mặc hiện nay.

Vải thun cotton là vải được dệt sợi 100% tự nhiên cho nên rất phù hợp với mọi lứa tuổi. Thành phần chính cấu tạo nên vải thun cotton là 95% Cotton ( CM40) và 5% spandex.

Vải thun cotton tên tiếng anh là Cotton Spandex Fabric, trong đó :

- Fabric là vải bao gồm : Vải cotton, vải tici, vải polyester,...

- Spandex là sợi có khả năng co giãn dài so với kích thước ban đầu của chúng, spandex thường pha trong vải để tạo độ co giãn.

- Cotton là bông sợi được trồng tự nhiên để cấu tạo nên vải.

 

Bảng màu vải thun cotton :

vai thun cotton

Vai thun cotton - phu sang

Từ thời xưa, việc kéo sợi bông để cho ra thành phẩm là việc dễ dàng đối với các thợ lành nghề. Tuy nhiên, có một điều xảy ra đó là vải sau khi kéo xong nếu để lâu thì sẽ bị mục hoặc bị nấm mốc nếu để trong môi trường ẩm ướt. Với công nghệ tiên tiến khoa học phát triển ngày nay, con người có thể dễ dàng bảo quản xử lý vải bằng cách sử dụng chất hóa học để bảo quản vải cũng như tối ưu hóa mức độ thương mại mà sản phẩm mang lại.

Ngày nay, việc ra đời của máy tỉa hột tách sợi bông giúp con người thu hoạch chúng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Việc ra đời của chiếc máy làm giảm chi phí sản xuất cũng như nâng cao sản lượng ra thành phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. 

Trước khi thu hoạch bông cotton, con người sẽ tách lá ra khỏi cây bông việc tách lá là điều kiện cần thiết xảy ra để bông cotton có thể dễ dàng thu hoạch. Sau đó, các nhà sản xuất thu gom bông được tách khỏi chiếc lá bằng máy và tạo thành kiện với công suất 50 người có thể hái trong 1 lần.

 

Bạn có biết : 1kg vải thun là bao nhiêu mét không ?


Hình ảnh về sợi bông

 

2. Lịch sử vải thun cotton

Cây bông vải Cotton được các cư dân của văn minh lưu vực sông ấn trồng vào thế kỷ thứ 4-5 trước Công nguyên, sau đó cây được phổ biến trên toàn Ấn Độ , sau đó lan sang Trung Quốc và châu Á. Nếu nói về thực tế, không ai biết được độ tuổi chính xác của vải cotton xuất hiện từ khi nào. Nhưng các tài liệu tham khảo đã cho thấy các sợi sơ của vải cotton được tìm thấy trong các hang động cách đây 7000 năm tuổi và chúng được phát hiện tại các hang động của Mexico. Điều đặc biệt cấu trúc của sợi bông giống với bông vải mà nước Mỹ trồng thương mại hóa hiện nay.

Tại sông Indus - thung lũng của Pakistan ( Linh hồn của Ladakh) sợi cotton đã được phát hiện và kéo thành vải cách đây 3000 năm trước Công Nguyên. Ngay tại khi đó, người dân bản địa tại thung lũng sông Nile của người Ai Cập cũng sử dụng quần áo chất liệu cotton.

Nhờ nguồn gốc ra đời và phát hiện sớm, các thương gia Ả Rập giàu có lên nhờ mang vải bông đến Châu Âu giao dịch vào năm 800 sau Công Nguyên. Mãi cho đến năm 1500, sợi cotton đã được thương mại hóa và sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.

 

3. Ưu nhược điểm vải thun cotton

Tất cả các loại vải đều có ưu nhược điểm, vải thun cotton 4 chiều sẽ có những ưu nhược điểm sau :

A.Ưu điểm vải cotton

- Vì chất liệu được dệt từ sợi cotton cho nên vải có độ bền mức vừa phải, khả năng hút ẩm tốt cho nên vải giặt rất nhanh khô.

- Vì khí hậu nước ta hiện nay rất nóng cho nên vải có độ hút ẩm tốt, phù hợp cho khí hậu nóng bức nhất là vào mùa hè.

- Thân thiện với môi trường, việc phân hủy chúng rất dễ dàng đảm bảo sức khỏe đến người tiêu dùng. Hiện nay, các quốc gia đang phát triển rất chúng trọng trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường và sức khỏe của người dân.

- Vải cotton rất tốt hầu như không có hiện tượng gây kích ứng da hay khó chịu cho da. Vì thế, cho nên vải rất thích hợp cho trẻ nhỏ hay người mẫn cảm với các thành hóa chất có trong vải.

- Độ bám mùi thơm cơ thể lâu hơn so với vải thông thường, khả năng giữ mùi nước xả vải hoặc mùi thơm nước hoa của cơ thể hầu như rất tốt.

- Vải cotton rất mềm mại, mịn vì nguyên liệu sản xuất chúng được dệt và kéo từ sợi bông tự nhiên.

 

B. Nhược điểm : 

- Vì nguyên liệu cotton và đặc tính ưu việc của nó mang lại cho nên vải cotton sẽ có giá thành cao. Vì thế để khắc phục điều này vải thường pha thêm sợi Poly để giảm giá thành vải cũng như đa dạng sản phẩm.

 

4. Các loại cotton phổ biến trên thế giới :

- Thị trường vải và nhu cầu của người tiêu thụ rất đa dạng kèm theo đó là quá trình hình thành và lịch sử cotton rất đa dạng và lâu đời. Vì thế, vải cotton, chất liệu cotton hoặc kiểu dệt cotton theo đó rất đa dạng nhằm đáp ứng thị hiếu khách hàng, dưới đây chúng tôi sẽ phổ biến các loại vải cotton có trên thị trường.

4.1 Vải thun Cotton trơn 100%

- Đây là loại vải cơ bản mà vải thun Phú Sang không thể giới thiệu được, vải thun cotton được sử dụng nhiều cho độ tuổi khác nhau cũng như nhiều loại ứng dụng khác nhau trong đời sống. Vải thun cotton 100% có độ thoáng mát cao, hút ẩm tốt và không gây dị ứng cho người sử dụng sản phẩm. Tỷ lệ thành phần sử dụng áo thun cotton trơn 100% chiếm hầu như đại đa số so với các loại cotton khác được liệt kê tiếp theo.

4.2 Vải Cotton lụa 

- Vải cotton lụa là vải có sự kết hơp giữa 50% cotton và 50% sợi tơ tằm, sản phẩm cotton lụa thân thiện với môi trường ở mức cao hơn so với các loại vải còn lại. Vải rất ưa chuộng và an toàn tuyệt đối cho làn da nhạy cảm cho làn da trẻ em và em bé sơ sinh.

 

4.3 Vải Cotton Jersey

- Vải Cotton Jersey là loại vải dệt kim tròn 1 mặt, ban đầu vải được dệt bằng len có độ co giãn mềm mại và mịn màng. Mặt phải của vải Cotton Jersey được dệt với một đường đan gân nhỏ, mặt trái của vải dệt kim jersey có nhiều vòng sợi đa dạng.

 

4.4 Vải mè cotton 

- Vải được dệt với bề mặt chứa những hạt nhỏ li ti như hạt mè, vải có độ dày khá mỏng so với vải thông thường. Nhờ đặc tính thiết kế những mè nhỏ trên vải sẽ giúp vải có độ mát và thoáng khí cao. Thông thường vải được pha thêm thành phần spandex để giúp vải có độ co giãn đa dạng.

 

4.5 Vải cotton in 

- Vải được thiết kế in lụa làm tăng thêm sự đa dạng cho mẫu mã sản phẩm. Vải phù hợp cho việc may áo trẻ em vì sự đa dạng mẫu mã trong thiết kế.

 

4.6 Vải lót cotton

- Vải lót cotton có độ mát và thoáng khí tốt chúng thường được dùng làm lót áo, lót quần, lót áo khoác hoặc các kiểu lót khác nhau.

 

4.7 Vải cotton lycra

- So với các loại vải khác thì vải thun cotton lycra có độ co giãn rất cao so với các loại khác. Với thành phần chính trong vải là 40 đến 50% sợi spandex sẽ làm cho vải cotton lycra co giãn nhiều hơn so với vải thông thường. Để dễ hình dung sợi spandex có độ co giãn dao động gấp 5 đến 8 lần so với chiều dài ban đầu của chúng.

 

4.8 Vải voan cotton

- Có nhiều người nhầm lẫn vải voan và vải chiffon vì hầu hết chúng có nguồn gốc từ lụa, tuy nhiên chúng có cách dệt khác nhau nên được gọi 2 tên khác nhau. Vải voan cotton được dệt trơn thường được sử dụng 100% cotton hoặc cotton pha.

 

4.9 Vải cotton hữu cơ

- Vải cotton hữu cơ là loại vải được dệt và kiểm định nghiêm ngăt trước khi ra thành phẩm. Sợi cotton được dệt vải phải đảm bảo và đáp ứng nhu cầu theo tiêu chuẩn GOTs (Global Organic Textile Standard). Với tiêu chuẩn trên sợi cotton để dệt nên vải phải đáp ứng nhu cầu.

 

4.10 Vải cotton poly

- Là loại vải kết hợp giữa Cotton và Poly, tùy theo thành phần sẽ có những tên gọi khác nhau. Ví dụ, nếu pha thành phần 65% Cotton và 35% Poly thì vải sẽ có tên gọi là vải CVC. Nếu thành phần pha của chúng là 35% Cotton và 65% Poly thì sẽ có tên gọi là Tici. Việc pha sợi Poly thêm vào cotton sẽ giúp vải có độ đứng form hơn trong quá trình sử dụng.

 

4.11 Vải thun cotton in

- Đây là loại vải cotton được in tạo nên độ đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việc sử dụng các mẫu họa tiết in mát mẻ cho gam màu sáng sẽ tạo cho người mặc cảm thấy dễ chịu và thoải mái. Ngoài ra, việc sử dụng vải thun cotton in họa tiết theo xu hướng sẽ dễ dàng làm bạn nổi bật với phong cách thời thượng theo xu hướng.

 

4.12 Vải denim

Đây là loại vải tương đối phổ biến trên thị trường, vải chắc chắn được dệt 100% cotton. Đây là loại vải kết hợp 2 loại sợi khác nhau đó là sợi chàm và sợi trắng, trong đó sợi trắng chạy ngang bề mặt còn sợi chàm chạy dọc theo xuyên suốt vải.

 

4.13 Vải cotton lạnh ( cotton hồ lạnh )

Vải thun cotton lạnh là loại vải thun cotton 100% sợi bông được xử lý kĩ và thêm quá trình hồ lạnh trong lúc nhuộm vải để vải đẹp hơn, quy trình như trên sẽ làm cho vải cộng thêm 10 đến 20 ngàn trên một kí vải. Vải cotton lạnh được ưa chuộng hơn trên thị trường xuất khẩu vì đáp ứng nhu cầu kiểm tra nghiêm ngặt của vải.

 

 

5. Phân loại vải thun cotton 100% hiện nay

Vải thun cotton 4 chiều : đây là loại vải thun có thành phần pha sợi spandex cao, với độ pha sợi là 95% cotton và 5% Spandex. Với độ pha nhiều spandex trên sẽ giúp vải có độ co giãn đa chiều mà không bị hạn chế. Nhờ đặc tính trên cho nên giúp người mặc cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn nhiều so với các loại vải khác.

Vải thun Cotton 2 chiều : Đây là loại vải sử dụng phổ biến cho giới trẻ hiện nay, vải thun cotton 2 chiều có độ co giãn 2 chiều nhất định. Nhờ đặc tính trên vải có độ đứng phom áo nhất định mà không bị chảy xệ trong quá trình sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó vải có độ co giãn 2 chiều và 4 chiều sẽ là sản phẩm luôn đáp ứng được nhu cầu của thị trường bỏi đây là dòng sản phẩm phổ biến bất chấp mọi xu hướng thời trang và được sử dụng lâu đời cho đến ngày nay.

 

6. Cách bảo quản vải thun 100% sợi cotton

Hầu như mọi người đều giặt và bảo quản vải cotton chưa được đúng cách hoặc không xem hướng dẫn sử dụng trên tem sau cổ áo. Nếu mọi người dành một chút thời gian tìm hiểu kĩ thì quy trình xử lý sẽ không khó như bạn suy nghĩ mà nó còn giúp bảo quản vải trong thời gian dài sử dụng. Dưới đây là những cách chia sẽ kiến thức căn bản mà chúng tôi đã tổng hợp và trải nghiệm :

- Hạn chế giặt chung với đồ màu nếu vải thun cotton của bạn có màu trắng. 

- Hạn chế ngâm hoặc giặt ở nhiệt độ cao, vì thành phần sợi tự nhiên nên cotton có cấu trúc sợi mỏng manh và không được cứng cáp so với sợi Polyester. Cho nên việc ngâm nước quá lâu hoặc giặt nhiệt độ nước ở mức nóng sẽ làm vải có tình trạng giãn nở và khó phục hồi về mức ban đầu.

- Tránh chà sát mạnh trong quá trình tẩy rửa hoặc sử dụng máy với công suất vắt cao. Vải thun cotton đa số là sợi sơ ngắn cho nên việc sử dụng công suất cao sẽ làm vải có tình trạng xù lông và phai màu vải. 

- Hạn chế phơi trực tiếp với nắng gắt, thời gian được khuyến khích phơi quần áo là buổi sáng. Bởi vì thời tiết lúc đó sẽ có nắng nhẹ và gió, đây là lúc thích hợp cho việc phơi đồ.

- Cotton có khả năng hút ẩm rất tốt, vì thế cho nên việc vận động ra mồ hôi và để áo cotton qua đêm là điều không nên làm. Bạn nên giặt ngay sau một ngày vận động dài để tránh mùi hôi khó chịu.

- Không nên ngâm vải cotton trong nước xả vải để qua đêm, nhiều người sử dụng để qua đêm vì muốn lưu giữ hương thơm lâu hơn. Nhưng việc để qua đêm sẽ làm nấm mốc phát triển và mất đi đặc tính hút ẩm ban đầu của áo.

- Nên lộn trái áo lại phơi dưới thời tiết, bởi vì nó sẽ giúp phần áo phía trước bền màu và sử dụng lâu dài hơn.

- Vải thun cotton dễ dàng có những nếp gấp của vải cho nên, sau quá trình vắt khô bạn nên nhanh chóng phơi ngay để tránh hiện tượng xuất hiện nếp nhăn của áo.

 

7. Đặc tính vải thun cotton

Vải thun cotton có đặc tính bền hơn vải lụa nhưng so với vải len thì vải cotton kém bền hơn. Đặc tính vải thun cotton là dễ bị vón cục, tuy nhiên đây là loại vải sử dụng phổ biến nhất trên thị trường và được sử dụng rỗng rãi trên toàn thế giới. Màu tự nhiên của vải cotton trước khi nhuộm là màu trắng hoặc màu trắng ngà vàng. Vải thun cotton có đặc tính hút ẩm tốt, tuy nhiên vải rất dễ nhăn so với vải thông thường. 

Thời gian bắt đầu trong hạt bông sợi cotton là bắt đầu vào mùa xuân trong năm. Với tiến bộ khoa học kĩ thuật, hạt bông cotton có thể giao thành 10 hàng trở lên cùng 1 lúc. Hạt bông cotton nở và mọc cây con bắt đầu từ ngày thứ bảy từ ngày bắt đầu trồng và quả bông cotton sẽ xuất hiện vào ngày thứ 55 đến ngày 80.

 

8. Nhận biết vải thun cotton 4 chiều như thế nào ?

- Nhận biết bằng cảm giác : Vải có độ mềm mịn và thoải mái khi sờ vào, cảm giác sờ vải giống như cầm một miếng bông gòn. Khi cầm nắm vải có độ co giãn đa chiều và giãn theo mọi hướng.

- Nhận biết bằng độ thấm hút : Vải có độ thấm hút cao khi nhỏ một lượng nước trên mặt vải. Lượng nước thấm trên mặt vải sẽ lang rộng ra và tốc độ thấm rất nhanh so với vải nhân tạo thông thường.

- Nhận biết bằng nhiệt : Vải thun cotton cháy thành tro hoàn toàn khi đốt bạn có thể bóp tan hoàn toàn các mẫu tro một cách dễ dàng. Khi cháy vải sẽ có mùi giấy hầu như không xuất hiện mùi nồng hoặc mùi hắc nào trong quá trình cháy.

 

9. Bông sợi cotton mọc ở đâu là nhiều ?

Khí hậu phù hợp để bông cotton phát triển tốt là khí hậu khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nước có khí hậu trên bao gồm : Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Uzbekistan, Pakistan, Brazil, Úc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiện nay, Mỹ là nước đang có trữ lượng bông cotton lớn nhất trên thế giới nằm ở bang Texas. Điển hình là bang South Plains là bang phía Bắc Texas đang nắm giữ lượng bông cotton lớn trên toàn cầu

 

10. Giá thành vải thun cotton năm 2024 ?

Thật sự để khó báo được giá chính xác vải thun cotton, chúng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như : Thời tiết, khí hậu, hạn hán, thương mại,... Nhưng chúng tôi sẽ báo giá giao động mà vải thun cotton được bày bán trên thị trường :

- Vải thun cotton 4 chiều : Giá vải dao động từ 150 ngàn - 190 ngàn/ 1kg vải. Tùy thuộc vào tông màu đậm lợt mà các nhà sản xuất sẽ báo giá khác nhau.

- Vải thun cotton 2 chiều : Giá dao động từ 140 ngàn - 180 ngàn/ 1kg vải. Tùy thuộc vào từng tông màu trên bảng màu.

Ngoài ra, cotton sợi bông dài sẽ có giá thành cao hơn cotton sợi bông ngắn vì sợi bông cotton dài được lựa chọn kĩ càng trong quá trình sản xuất vải thun may áo quần hay áo đồng phục

 

11. Nước nào sản xuất cotton nhiều nhất ?

Thông thường bông cotton chiếm diện tích 2,5 đất canh tác trên toàn cầu, các nước sở hữu lượng sản xuất bông cotton lớn nhất trên toàn cầu là Ấn Độ, Trung Quốc và sau đó là Hoa Kỳ. Tổng 3 nước này gộp sản lượng lại chiếm 60% tỷ trọng xuất khẩu trên toàn thế giới. Trung bình, Ấn Độ sản xuất cotton khoảng 6,2 triệu tấn mỗi năm, nhờ đặc tính khí hậu phù hợp.

 

12. Mua vải thun cotton ở đâu ?

Ngày nay với việc đa dạng mẫu mã trên thị trường, để kiếm cho mính vải thun cotton chất lượng bạn có thể tham khảo trên các tuyến đường bán vải như : chợ vải tân bình, đường Phạm Phú Thứ, Chợ An Đông, Chợ Soái Kình Lâm,.. hoặc nếu khách hàng đang phân vân cho việc lựa vải, bạn có thể ghé chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ :

Với mẫu mã đa dạng kèm theo màu sắc nhiều màu Vải thun Phú Sang còn là nơi cung cấp vải cotton được dệt từ CM40 đây là loại sợi cao cấp nhất trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu người mặc với giá thành mềm và cạnh tranh. Trên đây là tổng hợp những kiến thức kinh nghiệm cũng như chia sẽ, Vải thun Phú Sang kính chúc quý khách thành công trong kinh doanh buôn bán và may mặc.

Thông tin liên hệ

Vải thun Phú Sang

Địa chỉ : 2R Phạm Phú Thứ, Phường 11, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

Điện thoại : 0901470794

Zalo : 0938037704

Email : vaithunphusang@gmail.com

Tiktok : https://www.tiktok.com/@vaithunphusang

Intagram : https://www.instagram.com/vaithunphusang/

Maps : https://maps.app.goo.gl/ScHBSn3BnPcM9UUz8