Vải Viscose là vải gì ?

Tóm tắt thông tin về vải viscose hay còn gọi vải thun dẻo

 

Tên vải

Viscose ( Dẻo )

 

Tên gọi khác

Rayon

 

Thành phần vải

Chủ yếu là gỗ tự nhiên và chất tổng hợp

 

Độ thoáng khí

Rất tốt

 

Khả năng hút ẩm

Rất tốt

 

Khả năng giữ nhiệt

Trung bình

 

Khả năng co giãn

Trung bình

 

Độ đàn hồi

Trung Bình

 

Chế tạo đầu tiên

Nước Mỹ

 

Nước xuất khẩu và sản xuất lớn nhất

Trung Quốc

 

Nhiệt độ bảo quản

Lạnh

Sử dụng nhiều trong

 

Quần áo, đồ gia dụng, thắt lưng công nghiệp, sản phẩm thay thế lụa

 

* Hình ảnh *

Vải viscose dẻo

 

Vải viscose có độ bền cao nhưng khi sờ vào vải thì rất mềm, theo thống kê thì đây là loại vải thun được ưa chuộng nhất trên thế giới. Nhưng vậy vải viscose là gì, chúng được sản xuất và sử dụng như thế nào ?

Vải viscose tại Việt Nam còn có tên gọi khác là vải thun dẻo hay vải rayon

 

Viscose là gì ? 

Viscose thông thường khi chưa thành vải chúng có tên gọi là rayon, nhưng khi chúng thành vải rayon sẽ có tên gọi là viscose, đây là một loại vải bán tổng hợp. Trước khi thành vải, rayon là một dạng chất lỏng như mật ong, sau khi để nguội chúng trở thành dạng rắn.

Thành phần chính của rayon chủ yếu là tơ nhân tạo đa phần làm từ bột gỗ thiên nhiên, nhưng vì để làm ra sản phẩm vải viscose thì cần trải qua quá trình sử dụng hóa học để tạo ra chúng. Vì thế rất khó xác định được đây là loại vải thun tổng hợp hay được làm bằng tự nhiên. 

 

Vải Viscose được sản xuất như thế nào ?

Đầu tiên, nguyên liệu để tạo ra viscose bao gồm từ : bột gỗ ( cây sồi, cây thông và cây bạch đàn), nhưng có thể làm từ tre. Viscose là loại bán tổng hợp do có chất hóa học xử lý để tạo ra thành phẩm như natri hydroxit và carbon disulfide.

Quy trình sản xuất vải viscose tóm tắt gồm 5 bước :

 1. Ép bột gỗ hoặc xay nhiễn chúng tạo thành nguyên liệu rồi kết hợp với dung dịch hóa học natri hydroxit để tạo ra dung dịch bột gỗ, thông thường kết quả ra bột màu nâu.

2. Bột gỗ màu nâu sẽ được xử lý rửa sạch và tẩy trắng.

3. Để tạo thành sợi, dung dịch bột đã được tẩy trắng sẽ hòa với dung dịch carbon disulfide và một lần nữa kết hợp với natri hydroxit để tạo ra dung dịch được gọi là viscose.

4. Dung dịch được kéo sợi thông qua một máy phun sợi có tên spinneret để tạo ra cellulose tái sinh.

5. Cellulose tái sinh này được kéo thành sợi viscose, vải viscose được dệt kim kết hợp với spandex để tạo ra vải thun viscose hay còn gọi là vải dẻo.

 

Đặc điểm của Viscose là gì ?

Viscose là một loại vải tuyệt vời để lựa chọn vì chúng có đặc tính đặc điểm như sau : vải có trọng lượng nhẹ độ rủ của vải đẹp, bề mặt vải sáng bóng và khi sờ vào rất mềm tay. Về giá thành chúng tương đối rẻ tiền không thuộc hạng cao cấp, nhưng chúng mang cho người mặc cảm giác sang trọng hơn so với mức giá bỏ ra. Ngoài ra, viscose có thể pha chung với các sợi khác nhau như : Cotton, spandex, polyester.

a. Khả năng hấp thụ

Vải viscose không giữ nhiệt, nhưng nó có thể hấp thụ nước và làm thoáng mồ hôi phù hợp với các loại áo thời trang hoặc thể thao.

 

b. Trọng lượng nhẹ 

Người mặc cảm giác thoải mái, không tạo cảm giác khó chịu bí bách cơ thể. Phù hợp may áo tay dài và váy cho mùa hè.

 

c. Thoáng khí

Loại vải nhẹ cho nên bồng bềnh không dính sát cơ thể, tạo điều kiện để không khí tuần hoàn trong cơ thể.

 

d. Mềm mại

Chúng có độ mềm mại như những loại vải silk cao cấp, khi sờ có cảm giác mát tay như sờ vào bông sợi.

 

e. Hình dạng ban đầu

Đây là loại vải rất ít co giãn hoặc hầu như không co giãn, kết hợp sợi spandex trong sản xuất để tăng thêm sự co giãn là ý kiến tuyệt vời.

 

f. Bền màu

Vải có thể giữ màu sắc sau khi nhuộm rất tốt mà không bị phai màu ngay cả khi bạn sử dụng lâu dài.

 

 

3 điều cân nhắc trong việc sản xuất vải sợi viscose 

Những lợi ích của vải viscose mang cho người mặc khá nhiều, nhưng để sản xuất được chúng thì nó sẽ có những tác động tiêu cực sau đây :

 

1. Nạn phá rừng :

Với thời đại hiện nay, việc bảo vệ môi trường là điều cần thiết đối với con người. Nhưng vải thun viscose được làm từ các loại bột cây là tiền đề cho việc chặt phá rừng để sản xuất. Đôi khi việc phá rừng không đến từ rừng trồng trọt mà đến từ các rừng tự nhiên làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái tiêu cực tại vùng đó.

 

2. Ảnh hưởng hóa chất 

Việc sử dụng hóa chất gây ra ô nhiễm nguồn nước và không khí, các chất như lưu huỳnh, oxit nitơ, carbon, disulfide và hydro sulfide thông thường luôn xuất hiện nhiều trong nguồn nước và không khí tại các nơi sản xuất viscose. 

 

3. Lãng phí tài nguyên nước 

Việc sản xuất viscose để làm vải thun tốn rất nhiều nước trong quá trình sản xuất.

Vải viscose có thể phân hủy và tái tạo dễ dàng trong môi trường, nhưng việc tái tạo không ảnh hưởng tích cực nhiều lắm so với việc sản xuất chúng.