Vải viscose và tổng quan về vải viscose

Vải Viscose hay còn gọi là Rayon, loại vải này được làm 100% từ chất xơ của sợi cellulose có trong các loại cây tự nhiên: tre, mía, đậu nành… Chính vì thế mà Viscose có khả năng kháng axit cực tốt, thấm hút mồ hôi và co giãn hiệu quả. Đảm bảo mang lại cho bạn sự thoải mái khi mặc mà lại an toàn tuyệt đối với sức khỏe. Vậy chi tiết loại vải này ra sao? Ưu điểm và đặc trưng nổi bật của Viscose thế nào? Những ứng dụng của nó trong ngành thời trang ra sao?

Vải Viscose là gì?

Vải Viscose là gì?

Vải Viscose thực chất là một trong những chất liệu được tổng hợp từ bột gỗ. Thành phần chính của nó là các sợi cellulose tái sinh của một số dòng thực vật: tre, mía, đậu nành… Cấu trúc của sợi mịn và thoáng khí tương tự như chất liệu cotton. Chính vì thế thường được ứng dụng rộng rãi trong ngành thời trang xuân hè.

Ưu điểm nổi bật của vải Viscose.

Là một trong những chất liệu chuẩn organic, vải Viscose có rất nhiều ưu điểm nổi bật như:

Thoáng khí và thấm hút mồ hôi hiệu quả.

Với kết cấu đặc cùng độ mỏng vừa phải, vải Viscose không chỉ có khả năng thoáng khí tốt mà nó còn thấm hút mồ hôi cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt chất liệu này còn có khả năng kháng nấm mốc, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật. Khi dùng vải không dính vào da và có độ thấm hút mồ hôi tốt. Vì thế rất thích hợp sử dụng làm nguyên liệu cho các trang phục mùa hè: bộ đồ thể thao, áo phông…

Đề kháng với axit cao.

Một trong những ưu điểm nổi bật của vải Viscose chính là sức đề kháng với axit cao. Chính vì thế bạn có thể tha giặt máy đối với các trang phục từ Viscose mà vẫn giữ nguyên được form dáng.

Mẫu mã đa dạng, màu sắc tươi mới.

Được tổng hợp từ nhiều chất liệu khác nhau, vải Viscose có khả năng tối ưu hóa độ bền màu. Đồng thời chất liệu trên còn dễ nhuộm, ít phai nên có thể tạo ra đa dạng các sản phẩm với mẫu mã, màu sắc khác nhau.

Mềm mại

Vải Viscose có độ bóng cao, chất vải mềm mịn và mát lạnh

Được giới chuyên gia đánh giá cao bởi độ bóng cùng chất vải mịn, mát lạnh, Viscose hiện đang là một trong những chất liệu có thể thay thế vải lụa trong tương lai.

Dễ dàng thiết kế

Nếu bạn từng cảm thấy khó khăn trong việc sử dụng vải voan hay chiffon khi thiết kế vì đòi hỏi sự tỉ mỉ cao, thì với Viscose hoàn toàn ngược lại. Vải có độ mềm và mỏng vừa phải nên dễ dàng thiết kế, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tay để giữ khi cắt, thiết kế mà không cần tỉ mỉ sử dụng kẹp.

Thân thiện với môi trường.

Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của Viscose đó chính là khả năng tự phân hủy tốt. Đồng thời được làm từ bột gỗ tự nhiên nên dòng vải này cũng có khả năng tái chế cao hơn so với các dòng vải nhân tạo như: Nylon, Polyester…

Giá thành phải chăng

Vải Viscose ngoài việc sở hữu những ưu điểm nổi bật tuyệt vời, dòng chất liệu này còn có giá thành khá phải chăng. Thậm chí nó còn có mức giá mềm hơn so với các dòng vải lụa. Chính vì thế hiện Viscose đang được sử dụng là chất liệu chính thay thế cho các dòng sợi vải lụa.

Một số nhược điểm dễ thấy của vải Viscose.

Bên cạnh các ưu điểm nổi bật thì Viscose cũng có một số nhược điểm như:

Tác động đến cân bằng của môi trường tự nhiên.

Là một trong những dòng vải organic chuẩn tự nhiên rất tốt, song việc sản xuất vải Viscose đang gặp phải một bài toán lớn đó là việc cân bằng môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường sống.

Theo nghiên cứu của nhiều đơn vị mỗi năm có khoảng 30% sản lượng vải Viscose trên thế giới được tạo ra. Tương ứng với nó là sự suy giảm của các nguồn nguyên liệu chất xơ có trong tự nhiên cũng bị ảnh hưởng. Diện tích các khu rừng tự nhiên, rừng cổ lâu năm cũng bị suy giảm. Chính vì thế mà dẫn đến nhiều mối đe dọa đến môi trường sống, chiếm đoạt môi trường của các loại động vật…

Độ bền yếu

Vải Viscose được làm từ tự nhiên, khi sử dụng loại vải này dễ bị dãn và khó phục hồi như nguyên dạng. Đồng thời với chất liệu từ bột gỗ nên độ bền của vải khá yếu, khi gặp nước trong thời gian dài sẽ khiến tình trạng càng nên nghiêm trọng. Chính vì thế để đảm bảo vải luôn đẹp bạn cần hạn chế giặt hoặc ngâm trong nước, nên tiến hành giặt khô khi có nhu cầu vệ sinh.

Dễ cháy và khả năng chống mài mòn kém.

Viscose có khả năng chống mài mòn kém. Đặc biệt loại vải này còn dễ cháy, dễ bắt lửa nên bạn cung hết sức lưu ý khi sử dụng.

Vải Viscose hiện nay có mấy loại?

Vải Viscose hiện nay có mấy loại?

Hiện nay, ngành công nghệ vật liệu ngày càng phát triển, kéo theo đó là hàng loạt các loại vải Viscose khác nhau được ra đời. Trong đó, có 3 loại vải chính được nhiều người tin tưởng và lựa chọn:

Vải Viscose thông thường.

Viscose thông thường là loại vải được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay từ ngành thời trang cho đến nội thất…

Về cơ bản thì loại vải này dễ bị co lại khi bị ướt nhưng lại mỏng và rất dễ khô. Khi sử dụng nếu muốn vệ sinh hoặc bảo quản thì bạn nên dùng các biện pháp giặt khô thông thường. Tuyệt đối không được giặt ướt.

HWM Rayon

HWM Rayon là một trong những dòng vải Viscose khá là được nhiều người yêu thích. Nó hội tụ đầy đủ các ưu điểm nổi bật của Viscose thông thường nhưng lại khác một chút về đặc tính hấp thụ độ ẩm cao. Cũng chính với đặc tính này mà chất liệu HWM Rayo khá là dễ dàng thực hiện vệ sinh, bạn có thể giặt nó bằng máy hoặc giặt khô đều được mà không cần lo lắng quá nhiều.

Rayon độ bền cao

Rayon độ bền cao là một trong những loại vải Viscose hay gặp ở các sản phẩm như lốp xe hoặc các sản phẩm dệt may công nghiệp yêu cầu khả năng chịu lực tốt cùng độ bền cao.

Thông thường, vải Viscose có độ bền tương đối thấp. Vì vậy để tạo ra Rayon độ bền cao khi sản xuất người tay hay tráng lên vải Viscose một lớp hóa học để kháng ẩm và tăng khả năng ổn định cho chất liệu. Do đó, bạn có thể dễ dàng vệ sinh cho các dòng sản phẩm Viscose tốt hơn.

Một số ứng dụng nổi bật của vải Viscose.

Với mẫu mã đa dạng cùng màu sắc tươi mới, vải Viscose hiện đang được ứng dụng rộng rãi cho nhiều ngành nghề khác nhau:

Ngành dệt may.

Viscose được ứng dụng rộng rãi trong may mặc

Trong ngành dệt may, Viscose được sử dụng chủ yếu làm chất liệu may mặc cho đồ trượt tuyết, sơ mi, các loại jacket nhẹ hoặc quần áo mặc ở nhà… Đặc biệt với chất liệu mềm mịn loại vải này còn được sử dụng thay thế cho các dòng vải lụa trong ngành thời trang.

Ngành nội thất.

Trong ngành nội thất Viscose được dùng làm khăn trải giường hoặc rèm cửa. Thậm chí với một loại Rayon độ bền cao còn được dùng làm lốp xe xe hoặc các chất liệu bọc ghế…

Một số ứng dụng khác.

Ngoài ứng dụng thực tế trong ngành dệt may và nội thất, vải Viscose còn được sử dụng trong việc sản xuất giấy bóng kính, vỏ bọc xúc xích…

Một số lưu ý cần biết khi vệ sinh và bảo quản vải Viscose.

Khi sử dụng vải Viscose, để tăng độ bền đẹp cho sản phẩm bạn cần lưu ý đến những điểm sau:

Trong quá trình giặt nên sử dụng nước lạnh, tuyệt đối không nên vắt hoặc làm xoăn bề mặt vải;

Khi giặt xong nên sử dụng khăn bông khô mềm thấm hút hết nước trên bề mặt vải. Sau đó treo lên để khô tự nhiên. Không nên để sản phẩm thấm nước quá lâu;

Khi giặt máy bạn nên lựa chọn chế độ quay nhẹ để tránh làm vải bị co giãn;

Địa chỉ cung cấp vải Viscose uy tín và chất lượng hiện nay và giá rẻ?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp vải Viscose khác nhau. Tuy nhiên, để có được sản phẩm uy tín chất lượng thì Phú Sang vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Toàn bộ các sản phẩm vải Viscose của đơn vị đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Kết hợp với đó là sự kiểm soát nghiêm từ nguyên liệu đầu vào cho đến đầu ra nên có được những sản phẩm chất lượng nhất.

Bên cạnh đó, ngoài những sản phẩm Viscose, Phú Sang còn cung cấp đa dạng dòng vải may mặc khác nhau: cotton, da cá,… Đảm bảo mang đến cho bạn đa dạng sự lựa chọn với giá thành phải chăng cùng mức chiết khấu hấp dẫn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về vải Viscose cũng như ưu nhược điểm của dòng vải này. Ngoài ra để biết thêm thông tin về báo giá sản phẩm bạn có thể liên hệ trực tiếp với Phú Sang để được hỗ trợ và tư vấn.